Kỹ thuật nuôi tôm bể nổi

Kỹ thuật nuôi tôm bể nổi. Bà con cần nắm bắt và bước vào quy trình nuôi tôm hai giai đoạn trong bể nổi mang lại hiệu cao và bền vững, hội tụ được nhiều ưu điểm vượt trội so với hình thức nuôi khác.

Thiết kế kỹ thuật nuôi tôm bể nổi

Kỹ thuật nuôi tôm bể nổi hình tròn có nhiều tiện ích như:

Vách bể thẳng đứng lót bạt HDPE bề mặt mềm trơn không làm trầy xước ảnh hưởng đến tôm nuôi, hạn chế chất bẩn và rong bám xung quanh thành bể. Giảm được công đoạn vệ sinh bể, hạn chế bệnh đường ruột do tôm ăn chất bẩn này.

Thiết kế bể nuôi dạng nổi lót bạt HDPE kháng tia cực tím, siêu thống thấm chất lượng, nên không có hiện tượng thẩm thấu ngược từ ngoài vào trong ao, hạn chế dịch bệnh lây nhiễm từ môi trường bên ngoài.

Kỹ thuật nuôi tôm trong ao tròn
Kỹ thuật nuôi tôm trong ao tròn

Ao tròn thiết kế tạo độ dốc tâm ao kèm theo đó là lắp mũi thuyền khi chạy quạt tạo lực ly tâm cao. Gom được tất cả các chất thải dễ dàng vào tâm ao siphon, giúp người nuôi quản lý môi trường tốt, hạn chế tối đa những vi khuẩn, nấm có hại phát triển.

Bể ương nổi dạng hình tròn được thiết kế với diện tích 28m2 – 254m2, đối với ao nuôi nổi giai đoạn nuôi thương phẩm thì diện tích lớn hơn từ 314m2-962mlinh hoạt phù hợp đáp ứng tốt mọi vị trí nhu cầu người nuôi.

Ao nhỏ và vừa dễ vận hành chạy 1-2 dàn quạt là đủ, giảm chi phí đầu tư, công nhân vận hành hệ thống

Một số yêu cầu kỹ thuật trong quá trình lắp đặt bể nuôi gồm:

Ao ương cần được đặt trên một vị trí cao không lo ngại ngập lụt, cao hơn mực nước của ao nuôi; để có thể sang tôm ương ra bể nuôi lớn bằng hệ thống ống nước đã lắp đặt trước bằng cách vặn van xả, điều này giúp cho tôm ương khỏe mạnh không bị ảnh hưởng nhiều khi sang, việc sang tôm cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều;

Bể ương nổi hình tròn phải có độ dốc lớn về tâm khoảng 20-25cm để thu gom thải dễ dàng.

Hệ thống bể ương nổi cần có bể chứa nước có thể tích tương đương. Để có thể thay cấp nước 100% khi cần, bể chứa nước luôn phải được xử lý sạch khuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn để cấp nước cho bể ương;

Bể ương nổi dùng cho giai đoạn ương nên lắp mái che, che mưa, nắng trực tiếp xuống ao ương, giảm biến đổi nhiệt độ đột ngột tránh tôm không bị sốc nhiệt, đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Nên ương tôm trong diện tích nhỏ khoảng 94m3-305m3 nước để dễ quản lý kiểm soát môi trường, đo kiểm tra các thông số cần thiết mà không bị phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh hay thời tiết khắc nghiệt, thay đổi đột ngột. Không phụ thuộc vào nguồn nước, vụ nuôi; chủ động được thời gian thả giống.

Kỹ thuật nuôi tôm bể nổi được tiến hành qua hai giai đoạn:

Giai đoạn ương nuôi tôm giống (giai đoạn 1): Mật độ ương: 1.000 – 3.000 con/m3; Cỡ tôm ương: PL10 – 12; Thời gian ương: 20 – 25 ngày khi tôm giống đạt cỡ 1.000 – 2.000 con/kg; Tỷ lệ sống: 90 – 95%. Mục đích ương tôm từ PL12 đến PL40: Tôm khỏe mạnh, sức đề kháng cao, có khả năng chống chịu tốt với những biến động môi trường và dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng nhanh, tôm đồng đều, tỷ lệ sống cao. Rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, giảm chi phí nuôi ban đầu, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi, tăng vụ nuôi trên năm và tăng sản lượng. Trong quá trình ương tôm, người nuôi phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Chọn con giống sạch bệnh, chất lượng, ươm trong bể 20 – 30 ngày cho đạt kích cỡ đồng đều thì mới thả ra ao nuôi.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Xem thêm:

>> Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

>> https://dongtaydecor.com/

Rate this post
         Tin tức
Rate this post