Thiết kế giếng trời hợp phong thủy củng cố tài chính gia đình

Giếng trời là giải pháp kiến trúc độc đáo được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế nhà phố hiện nay. Giếng trời có tác dụng hứng sáng, lấy gió, thúc đẩy trao đổi khí giữa trong và ngoài ngoài nhà.

Giếng trời cũng có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trong phong thủy, giếng trời còn có tác dụng củng cố, gia tăng tiền tài cho gia chủ khi đặt đúng vị trí thuận với ngũ hành của ngôi nhà.

Giếng trời có tác dụng thông khí, lấy sáng nên điều quan trọng khi thiết kế là phải đảm bảo được việc lưu thông khí dễ dàng và hợp lý để ngôi nhà luôn thông thoáng, sáng sủa. Giếng trời có thể đặt ở nhiều vị trí trong nhà như sau nhà, giữa nhà, cạnh nhà bếp, cạnh cầu thang…  nhưng không đặt ở trước nhà.

Cầu thang hiện là vị trí được đặt giếng trời nhiều nhất bởi cầu thang thường xuyên suốt (theo chiều dọc) của ngôi nhà nên gió và ánh sáng có thể đi tới tất cả các phòng và luôn chuyển khí tại các khu vực này. Giếng trời đặt ở sau nhà khá phổ biến, nhất là đối với những ngôi nhà ống bởi trước nhà đã có mặt tiền thông thoáng, giếng trời ở sau nhà sẽ cân bằng ánh sáng cho ngôi nhà đồng thời tạo lực hút để luồng khí từ cửa trước đi vào trong nhà và luân chuyển tới các khu vực trong nhà.

Thiết kế giếng trời hợp phong thủy củng cố tài chính gia đình
Thiết kế giếng trời hợp phong thủy củng cố tài chính gia đình

Thiết kế giếng trời cũng cần tuân theo các quy luật về âm dương, ngũ hành tương sinh để mang lại hiệu quả phong thủy, củng cố tài chính cho gia chủ, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Cung Trung – vị trí trung tâm ngôi nhà là vị trí khá hợp lý để đặt giếng trời. Ở cung Trung giếng trời có thể điều tiết ánh sáng và gió làm thông thoáng cho cả ngôi nhà. Về phong thủy, cung Trung mang đặc tính của hành Thổ, là cung cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hay Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

Giếng trời hợp phong thủy khi được đặt ở các cung tốt như cung Tài Lộc, cung Thiên Mạng. Về hướng, dù giếng trời không có hướng cụ thể, nhưng khi thiết kế, giếng trời thường kiêng đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà.

Sử dụng mái che bằng kính hoặc nhựa trong suốt vừa giúp hấp thu và tra0 đổi ánh sáng vừa bảo vệ được khung sắt lại có thể làm ánh sáng trong nhà dịu hơn.

Nếu đặt giếng trời cạnh phòng ăn (thuộc Mộc) thì nên dùng thêm cây cảnh, suối nước để có Thủy và Mộc tương sinh, nếu giếng trời thiết kế để thông thoáng với phòng bếp (thuộc Hỏa) thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng Mộc sinh Hỏa phải có mái che ở trên đỉnh. Giếng trời thiết kế cạnh phòng ngủ (thuộc Thủy) thì nên trang trí nhẹ nhàng, sắc màu tươi sáng.

Kết hợp giếng trời và tiểu cảnh nước hoặc tiểu cảnh núi ở phía dưới có tác dụng lớn trong việc kích hoạt luồng sinh khí của giếng trời. Việc bài trí như thế cũng tạo ra một không gian thư giãn tuyệt vời cho gia chủ, tăng tính thẩm mỹ và sức sống cho ngôi nhà.

Các luồng khí lưu thông trong nhà giúp luân chuyển các dòng năng lượng tốt, kích hoạt vận may và tài lộc cho gia chủ. Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thủy thúc đẩy sự vận động của các nguồn năng lượng, cân bằng âm dương ngũ hàng giúp cho tài lộc của gia chủ được củng cố và tăng tiến, vượng khí được kích hoạt mang lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Rate this post
Rate this post