Nếu bạn muốn biết cách bắt đầu mở quán cafe, đừng tìm đâu xa, chúng mình đã biên soạn các bước cơ bản nhất giúp bạn đi đúng hướng trên hành trình khởi nghiệp quán cà phê.
1/ Nghiên cứu thị trường
Công việc này giúp bạn hiểu rõ về đối tượng khách hàng, nhu cầu của họ, cũng như các đối thủ cạnh tranh hiện tại, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển của lĩnh vực bạn muốn kinh doanh.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu:
-
Nhóm tuổi: Xác định độ tuổi chính của khách hàng bạn muốn hướng đến (ví dụ: sinh viên, nhân viên văn phòng, gia đình).
-
Thu nhập: Xác định mức thu nhập của khách hàng mục tiêu để định giá sản phẩm phù hợp.
-
Lối sống và sở thích: Tìm hiểu về phong cách sống, sở thích và thói quen của khách hàng, chẳng hạn như thời gian họ thường đến quán cà phê, loại đồ uống ưa thích.
Nhu cầu của khách hàng:
-
Sản phẩm và dịch vụ: Khách hàng tìm kiếm gì ở một quán cà phê? Họ ưa thích loại cà phê nào (cà phê truyền thống, cà phê specialty, trà, đồ uống khác)? Họ có nhu cầu về đồ ăn kèm như bánh ngọt, đồ ăn nhẹ không?
-
Không gian và tiện ích: Khách hàng có cần một không gian yên tĩnh để làm việc, học tập hay họ muốn một không gian thoải mái để thư giãn, gặp gỡ bạn bè?
Các xu hướng thị trường hiện tại:
-
Xu hướng đồ uống: Tìm hiểu về các xu hướng mới trong ngành cà phê.
-
Xu hướng tiêu dùng: Các xu hướng như sử dụng cốc tái sử dụng, xu hướng sống xanh và ăn uống lành mạnh có ảnh hưởng đến cách bạn kinh doanh không?
Tìm hiểu các quán cà phê khác trong khu vực:
-
Địa điểm và quy mô: Xác định vị trí, quy mô và phong cách thiết kế của các quán cà phê cạnh tranh.
-
Khách hàng mục tiêu: Đối tượng khách hàng của họ là ai? Họ có tập trung vào sinh viên, nhân viên văn phòng, hay nhóm khách hàng nào khác?
-
Thực đơn và giá cả: Tìm hiểu về các loại đồ uống và đồ ăn mà đối thủ cung cấp, cũng như giá cả của họ.
-
Đánh giá những điểm mạnh, yếu của đối thủ để rút ra kinh nghiệm cho việc mở quán cafe của bạn.
2/ Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh của một quán cà phê là một bản phác thảo về mặt tổ chức để đảm bảo sự thành công trong tương lai. Kế hoạch cần thể hiện rõ ràng và chi tiết các công việc và mục tiêu của từng giai đoạn (3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…) và càng chi tiết càng tốt để bạn biết rõ những việc bạn phải làm, những vấn đề bạn có thể sẽ đối mặt để từ đó đưa ra được phương án dự phòng cần thiết.
-
Mục tiêu kinh doanh: Đặt ra các mục tiêu cụ thể, như doanh thu, số lượng khách hàng, và kế hoạch mở rộng.
-
Chiến lược tiếp thị: Xây dựng kế hoạch tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng.
-
Ngân sách: Lập ngân sách chi tiết cho việc mở quán, bao gồm chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu và chi phí vận hành.
3/ Lựa chọn địa điểm
-
Vị trí: Chọn địa điểm có lưu lượng người qua lại cao, giao thông thuận tiện (tránh đường một chiều, đường quốc lộ,…) dễ tiếp với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà quán hướng đến.
-
Diện tích và không gian: Đảm bảo không gian đủ lớn để phục vụ khách hàng và có thể bố trí khu vực pha chế, lưu trữ và khách ngồi thoải mái.
4/ Thiết kế và trang trí quán
Không gian quán cà phê là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng. Một không gian đẹp, thoải mái và phong cách sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ và làm tăng trải nghiệm của khách hàng.
-
Phong cách: Chọn phong cách thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu (cổ điển, hiện đại, vintage,…)
-
Nội thất: Đầu tư vào bàn ghế, quầy bar, và các thiết bị pha chế chất lượng.
5/ Pháp lý và giấy phép
-
Giấy phép kinh doanh: Đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.
-
Giấy phép an toàn thực phẩm: Đảm bảo quán cà phê tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh.
6/ Mua sắm trang thiết bị và nguyên liệu
Máy pha cà phê, máy xay cà phê
Khu vực quầy bar được xem là linh hồn của quán và máy pha cà phê, máy xay cà phê là một phần quan trọng trong đó. Lựa chọn một chiếc máy pha cà phê cho quán phù hợp chính là đầu tư một cách thông minh. Thị trường có rất nhiều mẫu máy pha cà phê chuyên nghiệp dành cho quán với mức giá khác nhau. Bạn cần xem xét các yếu tố về tính năng, công nghệ, công suất, chất lượng pha chế,… kết hợp với ngân sách để tìm ra loại phù hợp nhé!
Wega được biết đến là một thương hiệu nổi tiếng và uy tín số 1 trong ngành công nghiệp cà phê hiện nay, xuất xứ từ Ý. Các máy pha cà phê của Wega được thiết kế với sự chú trọng đến hiệu suất, độ bền và tính thẩm mỹ. Chất lượng và độ tin cậy của các sản phẩm Wega đã được nhiều quán cà phê và nhà hàng trên toàn thế giới tin dùng. Ở Việt Nam, các sản phẩm của Wega như Wega Pegaso, Wega Lunna, Wega Polaris,… được tin tưởng sử dụng bởi nhiều chuỗi cà phê lớn như: Trung Nguyên Legend, Phúc Long, PhinDeli, Highlands,…
Tham khảo: Máy pha cà phê espresso chuyên nghiệp Wega
Cùng với máy pha cà phê, máy xay là một thiết bị không thể thiếu để tạo ra hương vị tươi mới, tối ưu nhất của tách espresso. Một số thương hiệu máy xay cà phê nổi tiếng: Malhkonig, Fiorenzato, Eureka,…
Nguyên liệu cà phê
Suy cho cùng, cà phê vẫn là thành phần cốt lõi của quán, một tách espresso ngon bắt đầu từ nguồn nguyên liệu chất lượng. Chọn những nhà cung cấp có uy tín, chất lượng là điều tất yếu. Bên cạnh đó, bạn cần thử nghiệm nhiều loại cà phê rang xay nguyên chất khác nhau để tìm ra đâu là hương vị phù hợp với thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến những nguyên liệu khác như đường, sữa, nguồn nước,…
7/ Menu thức uống
Một quán cà phê độc đáo và thú vị cần kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Trong số đó, menu đa dạng và đồ uống hấp dẫn là điều không thể thiếu, yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng.
-
Xác định đâu là thức uống chủ lực của quán bạn.
-
Cần tạo nên sự khác biệt trong hương vị đồ uống của bạn so với những quán khác.
-
Menu thức uống cần đa dạng, phù hợp với nhiều độ tuổi và khẩu vị. Tuy nhiên, không quá nhiều tránh khách bị phân tâm, khó lựa chọn.
-
Có nhiều thức uống theo trend, thu hút sự chú ý của khách hàng, tuy nhiên sẽ thường hạ nhiệt sau một thời gian. Bạn cần cân nhắc liệu có nên đưa vào thực đơn của quán hay không?
-
Menu cần rõ ràng, dễ nhìn, làm nổi bật được thức uống, màu sắc và phong cách phù hợp với thiết kế của quán.
8/ Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
-
Tuyển dụng: Thuê nhân viên phục vụ, pha chế, và quản lý có kinh nghiệm.
-
Đào tạo: Đào tạo nhân viên về kỹ năng pha chế, phục vụ khách hàng và quản lý quán cà phê.
9/ Tiếp thị và khai trương
-
Quảng bá: Sử dụng mạng xã hội, website, và các phương tiện truyền thông để quảng bá quán cà phê.
-
Khai trương: Tổ chức sự kiện khai trương hấp dẫn để thu hút khách hàng.
10/ Vận hành và quản lý
-
Theo dõi và quản lý hoạt động hàng ngày của quán bao gồm: doanh thu, chi phí, nhân viên, kho nguyên liệu,… đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm.
-
Đánh giá: Liên tục đánh giá và cải thiện dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng.
Trên đây là những gạch đầu dòng quan trọng bạn cần xem xét khi có ý định mở quán cafe. Nếu có bất cứ nhu cầu hỗ trợ kinh doanh quán cà phê (từ lựa chọn máy đến tư vấn setup, menu, vận hành quán), bạn hãy liên hệ đến Hotline: 0833.06.60.66 hoặc Fanpage: Pro_Caffe Group để được tư vấn nhé!
Xem thêm:
https://dongtaydecor.com/tim-hieu-ve-lich-su-va-nguon-goc-cua-may-pha-ca-phe-y/