Phong cách thiết kế nội thất Minimalism – Chủ nghĩa tối giản là phong cách có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác của cuộc sống như thời trang, đồ họa, âm nhạc, nhiếp ảnh… Và đương nhiên, kiến trúc, nội thất là lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Phong cách tối giản (Minimalism) đang phát triển mạnh ở châu Âu, cái nôi của trang trí nội thất. Châu Á, Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách hiện đại và tinh tế này. Có thể tìm thấy âm hưởng của minimalism trong hầu hết các công trình kiến trúc Nhật đương đại lẫn truyền thống.
Minimalism được hiểu là sự đơn giản hết mức có thể. Phong cách này đã lan tỏa và ảnh hưởng tới khắp các bộ môn nghệ thuật , các ngành nghề thiết kế, sáng tạo: đồ họa, âm nhạc, thời trang, hội họa…. Phong cách này xuất phát và phát triển mạnh ở Châu Âu bởi sự giản dị, tinh tế. Ở Châu Á, Nhật Bản là điển hình, được coi là bậc thầy của phong cách này.
Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Tối giản thiết kế nội thất là sử dụng đường nét đơn giản, ít chi tiết, giảm thiểu tối đa đồ nội thất…
Less is more – Ít hơn là nhiều hơn
Thay vì làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang trí phức tạp, Minimalism tập trung vào việc loại bỏ tối đa những vật trang trí không cần thiết trong không gian nội thất, để tạo ra khoảng trống hoàn hảo nhất.
Việc trang trí nội thất theo chủ nghĩa Tối giản nhằm mục đích thể hiện những đường nét và kết cấu được ẩn giấu bên dưới. Những đường nét đơn giản, sự kết hợp có chủ đích của các mặt phẳng như tường, sàn biến không gian nội thất này trở thành một tổng thể thống nhất, bố cục chặt chẽ, không gian kiến trúc đẹp, rộng, thoáng.
Hạn chế
Đây được coi là nguyên tắc chủ đạo của phong cách Minimalism. Không chỉ hạn chế trong việc sử dụng tối thiểu các đồ nội thất cân thiết trong không gian trang trí, sự Hạn Chế còn được thể hiện ở việc dùng đơn giản các màu sắc để trang trí.
Thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách minimalist: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn. Cách sử dụng này nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời tạo cảm giác rộng rãi thoáng mát cho không gian.
Ánh sáng
Do hạn chế sử dụng màu sắc, ánh sáng được sử dụng làm vật liệu trang trí nội thất quan trọng trong phong cách tối giản. Ánh sáng sử dụng khéo léo và hợp lý sẽ tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ: tạo bóng đổ, bóng xuyên… Ánh sáng nhân tạo được chọn lựa và sắp đặt cẩn thận để thể hiện được rõ nét nhất hình dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất.
Các món đồ nội thất bên trong căn phòng như: bàn ghế, giường, sofa… được thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, số lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như thẩm mỹ. Điều này cũng khiến cho không gian sống trở nên sang trọng và hiện đại hơn.
Phong cách sống phù hợp. Chủ nghĩa tối giản phù hợp nhất với thiết kế nội thất văn phòng. Bởi tiêu chí của không gian văn phòng là gọn gàng, sạch sẽ, phóng khoáng và tiện lợi – tương đồng với các tiêu chí của chủ nghĩa Tối giản. Quan điểm loại bỏ tối đa những thứ không cần thiết của chủ nghĩa Tối giản cũng chính là phong cách sống của những người ngăn nắp, yêu tự do và phóng khoáng.
Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Tối giản trên đây phần nào giải thích tại sao ngày càng có nhiều người yêu thích phong cách, tại sao phong cách này lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong thiết kế, trang trí nội thất, kiến trúc… đến vậy.